CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Thư ký văn phòng
Mã ngành, nghề:
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 14 tháng
Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm khối lượng kiến thức các học phần văn hóa phổ thông theo thông tư 16/2011/TT - BGDĐT ngày 28/06/2011.
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Thư ký văn phòng được thiết kế để đào tạo nhân viên Thư ký có trình độ trung cấp thực hiện thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ hành chính như: kỹ thuật tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý; kỹ thuật soạn thảo văn bản; kỹ thuật tổ chức bảo quản, quản lý văn bản và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin phục vụ cho cơ quan và lãnh đạo; kỹ năng giao tiếp nơi công sở; phương pháp tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp các công việc và cải tiến lề lối làm việc trong văn phòng; phương pháp kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động của cấp dưới thuộc thẩm quyền.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Hiểu được công việc của một thư ký văn phòng là gì;
+ Hiểu được các kỹ năng, kiến thức cần thiết đối với vị trí thư ký văn phòng;
+ Hiểu được tầm quan trọng và ứng dụng của các kỹ năng mềm, kỹ năng viết, trình bày văn bản trong môi trường công việc thực tế;
+ Hiểu và áp dụng hiệu quả kiến thức và kỹ năng về tổ chức, hoạch định và kiểm soát công việc;
+ Thực hiện thuần thục các công tác hành chính, xử lý thông tin và quan hệ công chúng;
+ Làm chủ các kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, lắng nghe chủ động, truyền đạt, thuyết trình và thương lượng - thuyết phục;
- Kỹ năng:
+ Kỹ năng giao tiếp trong văn phòng.
+ Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
+ Kỹ năng soạn thảo văn bản và thư tín giao dịch TM của người thư ký.
+ Kỹ năng tham mưu, tổng hợp.
+ Kỹ năng tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo.
+ Kỹ năng sắp xếp, quản lý văn bản trong hồ sơ công việc.
+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
+ Kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo.
+ Nghiệp vụ Lưu trữ.
+ Nghiệp vụ lưu trữ văn bản trong các cơ quan, công ty.
- Thái độ:
+ Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, lối sống lành mạnh, đức tính cẩn thận, trung thực, liêm khiết, duy trì nguyên tắc công tác; Tác phong làm việc năng động, sáng tạo và khoa học;
+ Có tác phong nhanh nhẹn, trung thực, cẩn thận.
+ Thiết tha yêu nghề, chủ động nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ; hăng say học tập và rèn luyện, cập nhật kiến thức chuyên môn nâng cao trình độ.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thư ký văn phòng có thể đảm nhiệm các chức danh trợ lý của lãnh đạo, thư ký tổng hợp, hành chính và các chức danh khác tại văn phòng các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, văn phòng các cơ quan, tổ chức, các đoàn thể;
- Ngoài ra, cũng có khả năng làm công tác phụ trách các công việc hành chính tại các các công ty, doanh nghiệp như quản lý, tổ chức, sắp xếp và điều hành các văn phòng đại diện.. ..cua các Tổng công ty và các công ty trực thuộc, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ và các công ty đa quốc gia nếu được hướng dẫn cụ thể.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 15
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 50 tín chỉ (1.260 giờ)
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 14 tín chỉ( 315 giờ)
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 36 tín chỉ( 945 giờ )
- Khối lượng lý thuyết: 313 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 947giờ
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
- Có kiến thức lý thuyết và thực tế tương đối rộng về nghiệp vụ Thư ký văn phòng; kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội;
. - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt đúng chuẩn theo qui định)
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
3.1. Thời gian khóa học và thời gian thực học
Hoạt động đào tạo
Số tuần thực hiện
Ghi chú
(1)
(3)
(5)
1. Thời gian học tập
40
2. Sinh hoạt đầu khóa
2
3. Thi tốt nghiệp
3
4. Hoạt động ngoại khóa
1
5. Nghỉ hè, lễ, tết
10
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
Tổng cộng
60
3.2. Nội dung chương trình (Danh mục và thời lượng các MH, MĐ)
Mã MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý , thuyết
Thực hành/ thực tập/thí nghiệm
Kiểm
tra
I
Các môn học chung/đại cương
14
315
103
191
21
MH 01
Chính trị
45
15
28
MH 02
Pháp luật
30
MH 03
Tin học
5
120
85
MH 04
Tiếng anh
78
12
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
36
945
210
701
34
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
9
141
MĐ 05
Quản trị văn phòng
MĐ 06
Luật hành chính
75
58
MĐ 07
Kỹ năng giao tiếp
4
90
55
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
27
735
150
560
25
MĐ 08
Văn bản và Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý
57
MĐ 09
Sử dụng trang thiết bị văn phòng
MĐ 10
Nghiệp vụ lưu trữ
MĐ 11
Nghiệp vụ thư kí 1
56
MĐ 12
Nghiệp vụ thư kí 2
MĐ 13
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lịch làm việc
MĐ 14
Nghiệp vụ văn thư
MĐ 15
Thực tập tốt nghiệp
225
224
Tổng
50
1.260
313
892
3.3. Thi tốt nghiệp:
Số
TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
Thi viết
90 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
120 phút
- Thực hành nghề nghiệp
Bài thi thực hành
180 phút
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp.