Ngày đăng 04/09/2020 | 12:00 AM

Chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề: Công nghệ ô tô

(Hatechs) Chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề: Công nghệ ô tô

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tên ngành, nghề đào tạo: Công nghệ ô tô.

Mã ngành, nghề: 5510216.

Trình độ đào tạo: Trung cấp.

Hình thức đào tạo: Chính quy.

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 18 tháng.

Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở thì phải học thêm khối lượng kiến thức các học phần văn hóa quy định tại Thông tư 16/2010/TT-BGD-ĐT ngày 28/10/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo.

1.       MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1.       Mục tiêu chung:

-       Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ ô tô trình độ trung cấp nhằm đào tạo học viên phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức cộng đồng, có tác phong công nghiệp và có sức khỏe để hoàn thành công việc, có kiến thức cơ bản về ngành công nghệ động lực và kỹ năng nghề nghiệp; đáp ứng được các yêu cầu thực tế về khả năng làm việc theo chuyên môn của chuyên ngành Công nghệ ô tô;

-       Học viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ ô tô nói riêng và chuyên ngành cơ khí động lực nói chung; được rèn luyện tay nghề, hình thành các kỹ năng cơ bản, phát huy năng lực trong lĩnh vực lắp ráp, sửa chữa, thay thế phụ tùng chuyên ngành theo xu thế phát triển hiện nay của thị trường trong và ngoài nước.

1.2.       Mục tiêu cụ thể

1.2.1.       Về kiến thức:

1.2.1.1.       Kiến thức chung:

-       Có hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; nắm vững các quy phạm, pháp luật của Nhà nước; chủ động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;

-       Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục nghề nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.

1.2.1.2.       Kiến thức chuyên ngành:

- Trang bị kiến thức cơ sở ngành về lĩnh vực cơ khí động lực, đọc và hiểu rõ các bản vẽ lắp ráp cũng như các bản vẽ chi tiết, có khả năng giải thích các ký hiệu sử dụng trên các tài liệu kỹ thuật do các nhà sản xuất trong và ngoài nước cung cấp; hiểu được bản chất về vật liệu, độ bền chi tiết và công nghệ chế tạo, gia công; vận dụng được các kiến thức về môi trường công nghiệp và an toàn trong sản xuất cơ khí;

- Hiểu và vận dụng được kiến thức chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về các lĩnh vực như: khoa học xã hội - nhân văn, các kiến thức chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở cấp trình độ trung cấp;

-      Nắm vững lý thuyết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các chi tiết, cụm chi tiết, tổng thành cấu thành ô tô, máy động lực đồng thời sử dụng chuẩn xác các dụng cụ, trang thiết bị đo kiểm và các thiết bị công nghệ chẩn đoán, sửa chữa thông dụng trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô;

-      Có khả năng nghiên cứu các đề tài khoa học do thực tiễn ngành nghề yêu cầu nhằm khai thác và sử dụng tốt nhất các công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

1.2.2.      Về kỹ năng:

1.2.2.1.      Kỹ năng cứng:

-      Trực tiếp tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa các máy móc, trang thiết bị trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô; Có đủ năng lực điều hành một nhóm thợ lắp ráp hoặc sửa chữa ô tô;

-      Có khả năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết, cụm chi tiết, tổng thành đạt yêu cầu kỹ thuật đồng thời sử dụng đúng các dụng cụ, trang thiết bị đo kiểm và ứng dụng các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật tiên tiến;

-      Có khả năng kiểm định, thử nghiệm, khai thác và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật ô tô trong thực tế xã hội hiện nay;

-      Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

-      Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.

-      Có khả năng tự cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp công việc, khả năng giải quyết các vấn đề công nghệ (trong phạm vi cho phép theo quy định), vận dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thiết kế, cải tiến, sửa chữa ô tô, nâng cao hiệu qủa sử dụng các thiết bị trong ngành do yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra.

1.2.2.2.      Kỹ năng mềm:

-      Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hiệu quả theo nhóm;

-      Có khả năng sử dụng và vận hành, điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ;

-      Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tự nâng cao trình độ, thích nghi với sự phát triển của xã hội;

-      Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc;

- Ứng dụng được các kiến thức thông dụng về công nghệ thông tin trong công tác.

1.2.3.       Về thái độ:

- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;

- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;

- tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;

-      Có lối sống trong sạch lành mạnh, chân thành, khiêm tốn giản dị; Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc;

-      Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp; Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

1.3.       Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

-      Có thể làm việc tại các nhà máy lắp ráp ô tô, các cơ sở dịch vụ và kinh doanh ô tô;

-      Cũng có thể làm việc tại các đơn vị chuyên sửa chữa và bảo trì ô tô và các phương tiện cơ giới khác;

-      Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;

-      Hoặc làm việc tại các cơ quan quản lý giao thông vận tải, cơ quan đăng kiểm phương tiện cơ giới và các cơ sở đào tạo theo chuyên ngành.

-      Học liên thông lên bậc Cao đẳng hoặc Đại học.

2.       KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.

2.1.       Khối lượng kiến thức

-      Số lượng môn học, mô đun: 29

-      Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1510 giờ

-      Khối lượng học các môn chung/đại cương: 255 giờ

-      Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1255 giờ

-      Khối lượng lý thuyết: 351 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1159 giờ

2.2.       Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp

-      Người học có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

-      Người học có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

-      Người học có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT- BTTTTngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện phần kiến thức còn lại để đạt chuẩn theo qui định)

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. (Ngoài 08 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định).

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

MH,

Tên môn học, mô đun

Số

tín

chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực

hành/

thực tập/bài

tập

Kiểm

tra

I

Các môn học chung

12

255

94

148

13

MH01

Chính trị

2

30

15

13

2

MH02

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MH04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

45

21

21

3

MH05

Tin học

2

45

15

29

1

MH06

Tiếng Anh

4

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

50

1255

257

940

58

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

13

180

117

52

11

MH 07

Điện kỹ thuật

2

30

29

0

1

MH 08

Điện tử cơ bản

2

30

29

0

1

MH 09

Vật liệu học

2

30

29

0

1

MH 10

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

2

30

20

8

2

MH 11

Vẽ kỹ thuật

2

30

15

12

3


 

MH,

Tên môn học, mô đun

Số

tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực

hành/

thực tập/bài

tập

Kiểm tra

MH 12

An toàn lao động

1

15

14

0

1

MĐ 13

Thực hành Hàn, Nguội cơ bản

2

45

10

32

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

37

1075

140

888

47

MĐ 14

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

2

30

20

08

2

MĐ 15

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ 1

3

120

20

96

4

MĐ 16

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

2

30

05

24

1

MĐ 17

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

2

30

5

24

1

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

1

30

5

24

1

MĐ 19

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

2

45

10

32

3

MĐ 20

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô

3

90

15

72

3

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

2

60

10

48

2

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

2

45

5

36

4

MĐ 23

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

2

45

5

36

4


 

MH,

Tên môn học, mô đun

Số

tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực

hành/ thực tập/bài tập

Kiểm tra

MĐ 24

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

2

60

10

48

2

MĐ 25

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

2

60

10

48

2

MĐ 26

Kỹ thuật lái ô tô

1

45

5

36

4

MĐ 27

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

2

60

10

48

2

MĐ 28

Kiểm tra và sửa chữa Pan ôtô

1

45

5

36

4

MĐ 29

Thực tập tại cơ sở sản xuất

8

280

0

272

8

 

Tổng cộng

62

1510

351

1088

71

 

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4.1.      Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:


Hoạt động đào tạo

Số tuần thực hiện

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

1. Sinh hoạt đầu khóa

02

 

2. Thi tốt nghiệp

03

 

4. Hoạt động ngoại khóa

1,5

 

5. Nghỉ hè, lễ tết

12

 

6. Lao động công ích

1,5

 

7. Dự trữ

03

 

Tổng cộng

23

 

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

 

4.2.1.      Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

- Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;

- Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.

4.2.2.     Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun

- Thi kết thúcmôn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút

- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.

- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút

-      Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút

-      Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 4 giờ

4.3.       Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

-       Thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

90 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết

120 phút

- Thực hành nghề nghiệp

Thực hành

180 phút

 

- Xét công nhận tốt nghiệp

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp Công nghệ ô tô theo quy định của trường.

Hatechs

Tin có liên quan

Loading ...
0986 282 388
1
Bạn cần hỗ trợ?