CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Kỹ thuật xây dựng
Mã ngành, nghề: 5580201
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
Học sinh tốt nghiệp THCS thì học thêm phần khối lượng kiến thức các học phần văn hóa qui định tại Thông tư 16/2010/TT-BGD-ĐT ngày 28/10/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình khung trung cấp ngành kỹ thuật xây dựng được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp ngành Kỹ thuật xây dựng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, học sinh tốt nghiệp có thể học liên thông lên các bậc học cao hơn để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
1.2. Mục tiêu cụ thể
* Về kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm, tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật xây dựng;
- Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng và phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
- Trình bày được phương pháp triển khai bản vẽ trên máy tính.
- Trình bày được những nội dung cơ bản về 5S trong lĩnh vực của ngành, nghề;
- Trình bày được khái niệm về sinh thái học, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường; phương thức “xanh hóa” trong kỹ thuật xây dựng;
- Nêu được phương pháp, nguyên tắc, dấu hiệu nhận biết các loại vật liệu xây dựng;
- Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
- Trình bày được các nội dung cơ bản về kỹ thuật thi công đất, kỹ thuật xây, kỹ thuật hoàn thiện, kỹ thuật thi công cốp pha giàn giáo, kỹ thuật thi công cốt thép, kỹ thuật thi công bê tông: các công việc chủ yếu, yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xa hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
* Về kỹ năng:
- Có khả năng triển khai bản vẽ kết cấu cho các công trình cấp III và IV.
- Có khả năng giám sát thi công các công trình xây dựng cấp III và IV.
- Sử dụng thành thạo phần mềm chuyên ngành Autocad.
- Đọc và phát hiện được các lỗi thông thường trong của bản vẽ kỹ thuật, thi công xây dựng;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong cuộc sống và công việc của nghề;
- Tổ chức thực hiện được quy trình 5S trong tổ chức thi công xây dựng;
- Hướng dẫn, phổ biến, kiểm tra, giám sát và khắc phục được sai sót về an toàn lao động và vệ sinh mỗi trường
- Lựa chọn được vật liệu, phương tiện,... theo quy chuẩn công nghệ xây dựng xanh;
- Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
- Làm được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, bạ mát tít, sơn vôi , trần tường thạch cao và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà theo yêu cầu kỹ thuật;
- Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công và dự toán kinh phí cho các công việc được giao;
- Nghiệm thu được khối lượng và chất lượng công trình;
- Lập được báo cáo tổng hợp trình cấp trên;
- Phát hiện được một số sai hỏng, sự cố kỹ thuật và có phương án đề xuất xử lý kịp thời;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- * Về thái độ:
- Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cầu cập nhật kiến thức liên tục;
- Có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan;
- Có trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng;
- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;
- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
- Có ý thức chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị;
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
* Năng lực khác:
- Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
- Có khả năng tư duy, phân tích để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thi công xây dựng.
- Có khả năng làm việc theo nhóm.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Giám sát công trình thi công.
- Họa viên kết cấu
- Phụ trách kỹ thuật xây dựng hoặc phụ trách đội thi công.
- Nhân viên kế hoạch và kỹ thuật làm việc ở các công ty về xây dựng.
- Nhân viên các phòng ban thuộc về xây dựng trong các cơ quan quản lý nhà nước.
- Viên chức kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng.
- Viên chức, công chức trong các cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 27
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1440 giờ
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1125 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 520 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 856 giờ, Kiểm tra: 64 giờ
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
*Về kỹ năng
- Tổ chức và quản lý được tổ, đội thi công tại công trình hoặc quản lý được chất lượng thi công của các tổ, đội.
- Thực hiện được công tác thiết kế xây dựng cơ bản dưới sư chỉ đạo, hướng dẫn của các kiến trúc sư, kỹ sư.
- Sử dụng kiến thức chuyên môn vào nghiệp vụ quản lý xây dựng, quản lý đô thị tại địa phương.
* Tiếng Anh:
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. (Ngoài 08 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
* Công nghệ thông tin:
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện phần kiến thức còn lại để đạt chuẩn theo qui định)
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
MÃ MH,
MĐ
Tên môn học/mô đun
Số tín chỉ
Tổng
Trong đó
LT
TH, thảo luận
KT
I
Các môn học chung/đại cương
11
255
94
148
13
MH01
Chính trị
2
30
15
MH02
Pháp luật
1
9
5
MH03
Giáo dục thể chất
4
24
MH04
Giáo dục quốc phòng và an ninh
45
21
3
MH05
Tin học
29
MH06
Tiếng Anh
90
56
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
49
1125
386
692
47
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
17
330
146
166
18
MĐ07
Vẽ kỹ thuật
27
MĐ08
Cơ học xây dựng
60
MĐ09
Vật liệu xây dựng
10
MĐ10
Autocad 1
MĐ11
An toàn lao động
MĐ12
Trắc địa
20
8
MĐ13
Kỹ thuật điện
28
II.2
Các môn học, mô đun chuyên
môn nghề
32
795
240
526
MĐ14
Autocad 2
MĐ15
Đọc bản vẽ xây dựng
MĐ16
Cấu tạo kiến trúc
MĐ17
Kết cấu BTCT
MĐ18
Kỹ thuật thi công
75
MĐ19
Tiên lượng dự toán
MĐ20
Xây gạch
42
MĐ21
Trát láng
MĐ22
Ốp lát
MĐ23
Gia công lắp dựng tháo dỡ cốp pha
MĐ24
Gia công lắp dựng cốt thép
MĐ25
Thực tập tốt nghiệp
180
0
III
Các môn học, mô đun tự chọn *
40
16
MĐ26
Luật XD
MĐ27
Máy xây dựng
MĐ28
Môi trường trong xây dựng
MĐ29
Địa chất công trình
64
1440
520
856
Ghi chú: Các môn tự chọn: chọn 2 trong số các mô đun tự chọn
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động đào tạo
Đơn vị tính
Hệ tuyển (tHpt)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(5)
1. Thời gian học tập
Giờ/tuần
51
2. Sinh hoạt đầu khóa
Tuần
02
3. Thi tốt nghiệp
03
4. Hoạt động ngoại khóa
5. Nghỉ hè, lễ, tết
12
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
Tổng cộng
74
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.2.1. Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
- Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
- Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
4.2.2. Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun
- Thi kết thúc môn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút
- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.
- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút
- Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút
- Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 4 giờ
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp: - Thi tốt nghiệp:
Số
TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
Thi viết
90-120 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp (cơ xây dựng và kết cấu bê tông cốt thép)
120-180 phút
- Thực hành nghề nghiệp (thi công và dự toán)
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp.