CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Điện - Nước
Mã ngành, nghề: 40510120
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
Đối tượng tuyển sinh:
-Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
-Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương
Thời gian đào tạo: 18 tháng
Học sinh tốt nghiệp THCS thì học thêm phần khối lượng kiến thức các học phần văn hóa qui định tại Thông tư 16/2010/TT-BGD-ĐT ngày 28/10/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo.
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
- Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Cung cấp cho học sinh sinh viên kiến thức chung về khoa học, tự nhiên, nhân văn, ngoại ngữ, kỹ thuật cơ sở, các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Cấp Thoát nước.
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo khung chương trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.
1.2. Mục tiêu cụ thể
❖ Kiến thức:
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
- Nhận biết được cố thường gặp trong quá trình vận hành các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và hướng giải quyết các sự cố đó;
- Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện cụ thể (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
- Vận dụng được các nguyên tắc lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện vào hoạt động thực tế của nghề.
- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị, công trình của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
- Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề;
- Mô tả được quá trình biến dạng của ống khi có ngoại lực tác dụng;
- Đọc được bản vẽ sơ đồ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan;
- Khai triển được các chi tiết, phụ kiện đảm bảo cho gia công, lắp đặt;
- Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống ống cấp, thóat nước, phù hợp với yêu cầu thi công.
❖ Kỹ năng:
- Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa, bảo trì được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động thông thường;
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
- Tự học tập, nghiên cứu khoa học về chuyên ngành;
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
- Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;
- Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;
- Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các chi tiết, phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế;
- Vận hành được trạm xử lý cấp, thóat nước đúng quy trình;
- Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.
❖ Thái độ:
- Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước và Luật lao động;
-Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp;
- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
- Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị;
- Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến;
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Kỹ thuật viên trung cấp điện tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài có sử dụng các dây chuyền công nghệ, các công ty hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực điện công nghiệp.
- Vận hành các trạm điện, các hệ thống cung cấp điện cho khu dân cư hoặc cho phân xưởng, nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công ty sản xuất và kinh doanh hoặc có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện.
- Làm công nhân kỹ thuật ở phòng thí nghiệm, đo lường, hiệu chỉnh các thiết bị điện.
- Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự
- Được làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức cá nhân khác.
- Có thể vận hành, khai thác xử lý nước, truyền tải nước ở các nhà máy nước sạch với quy mô nhà máy công suất trung bình trở lên.
- Tham gia xuất khẩu lao động ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan,...
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 21
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1755 giờ.
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 315 giờ.
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1440 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 433 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1322 giờ.
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
- Thiết kế và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật hệ thống cung cấp điện cho một xí nghiệp, một hộ gia đình;
- Vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện trên dây truyền sản xuất, hệ thống điện đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghiệp hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán đơn giản và áp dụng vào thực tế công việc như Autocad, PLC.
- Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngòai công trình theo thiết kế;
- Có kỹ năng giao tiếp, có khả năng thuyết trình, làm việc độc lập và theo nhóm
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT- BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt đúng chuẩn theo qui định)
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
3.1. Thời gian khóa học và thời gian thực học
Hoạt động đào tạo
Số tuần thực hiện
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
1. Thời gian học tập
50.4
2. Sinh hoạt đầu khóa
02
3. Thi tốt nghiệp
03
4. Hoạt động ngoại khóa
1.5
5. Nghỉ hè, lễ, tết
12
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
Tổng cộng
73.4
3.2. Nội dung chương trình (Danh mục và thời lượng các MH, MĐ)
Mã MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành/thực tập/thí nghiệm
Kiểm
tra
I
Các môn học chung/đại cương
14
315
103
193
19
MH 01
Chính trị
45
15
28
2
MH 02
Pháp Luật
30
0
MH 03
Tiếng Anh
05
120
80
10
MH 04
Tin học
85
5
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
8
180
60
112
MĐ 05
An toàn lao động
MĐ 06
Mạch điện
MĐ 07
Vật liệu điện
MĐ 08
Khí cụ điện hạ thế
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
49
1260
270
945
MĐ 09
Đo lường điện và không điện
MĐ 10
Máy biến áp
75
57
MĐ 11
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha
MĐ 12
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha
04
90
56
MĐ 13
Mạch điện chiếu sáng cơ bản
105
86
MĐ 14
Cấp thoát nước cơ bản
27
MĐ 15
Sử dụng dụng cụ thiết bị nghề Cấp thoát nước
MĐ 16
Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị
MĐ 17
Hàn, dán chất dẻo cơ bản
MĐ 18
Lắp đặt, vận hành, quản lý đường ống cấp nước
MĐ 19
Lắp đặt, vận hành, quản lý đường ống thoát nước
MĐ 20
Lắp đặt thiết bị dùng nước
MĐ 21
Thực tập sản xuất
Tổng
71
1755
433
1250
72
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
20
06
127
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.2.1. Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
4.2.2. Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun
Thi kết thúc môn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút
Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.
Thi vấn đáp: Không quá 45 phút
Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút
Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 16 giờ
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Thi tốt nghiệp:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Viết
Không quá 120 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
Không quá 180 phút
- Thực hành nghề nghiệp
Bài thi thực
hành
Không quá 24 giờ
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp.