CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Điện dân dụng
Mã ngành, nghề: 5520226
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Thời gian đào tạo: 18 tháng
Học sinh tốt nghiệp THCS thì học thêm phần khối lượng kiến thức các học phần văn hóa qui định tại Thông tư 16/2010/TT-BGD-ĐT ngày 28/10/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
Điện dân dụng trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề chuyên lắp đạt, vận hành, bảo duỡng động cơ, máy phát điện, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, thiết bị điện gia dụng, thiết bị điều khiển và cảnh báo, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện dân dụng làm việc trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đon vị kinh doanh về công nghệ; sửa chữa thiết bị điện gia dụng và dân dụng. Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các phân xưởng, nhà máy, công ty sản xuất và kinh doanh với điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và hiệu quả kinh tế.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, tin học để mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức.
Sau khóa học, người học có khả năng:
+ Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của các vật liệu điện thường dùng trong ngành điện dân dụng;
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, khí cụ điện hạ thế trong lĩnh vực điện dân dụng;
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện gia dụng;
+ Trình bày được nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động, mạch logic tuần tự, mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dương, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba pha, một pha;
+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định
- Kỹ năng.
Sau khóa học, người học có năng lực:
+ Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện và không điện;
+ Sơ cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động, bị điện giật;
+ Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa được hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: hệ thống điện căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước, máy phát điện một pha;
+ Lắp đặt, bảo dương, sửa chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh gia dụng;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị tự động điều khiển dân dụng;
+ Tham gia thi công được các công trình chiếu sáng dân dụng;
+ Sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đảm bảo chuẩn 5S;
+ Thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Chính trị, đạo đức
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp học sinh sẽ:
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;
- Tư vấn các sản phẩm về điện, điện tử và tự động hóa.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 22
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1580 giờ.
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 255 giờ.
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1325 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 379 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1201 giờ.
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
- Chủ động trong việc cập nhật kiến thức, thái độ tự học cao, sáng tạo và có phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Lắp đặt, thi công điện dân dụng trong các công trình điện một cách hiệu quả và nhanh chóng.
- Vận hành các hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bảo vệ an ninh-an toàn cho các công trình dân dụng một cách an toàn và hiệu quả.
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình Điện.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt đúng chuẩn theo qui định)
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã
MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Số
tín
chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực hành/ thực tập/thí nghiệm
Kiểm
tra
I
Các môn học chung/đại cương
12
255
94
148
13
MH01
Chính trị
2
30
15
MH02
Pháp luật
1
9
5
MH03
Giáo dục thể chất
4
24
MH04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
45
21
3
MH05
Tin học
29
MH06
Tiếng Anh
90
56
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
51
1325
285
987
53
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
20
390
150
222
18
MĐ07
An toàn lao động
02
10
MĐ08
Mạch điện
28
MĐ09
Vẽ kỹ thuật
03
60
MĐ10
Vẽ điện
MĐ11
Vật liệu điện
MĐ12
Khí cụ điện hạ thế
MĐ13
Kỹ thuật điện tử cơ bản
04
Kiểm tra
II.2
Các môn học, mô đun
chuyên môn nghề
31
935
135
765
35
MĐ14
Đo lường điện và không điện
MĐ15
Máy biến áp
75
57
MĐ16
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha
105
86
MĐ17
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha
MĐ18
Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha
MĐ19
Mạch điện chiếu sáng cơ bản
MĐ20
Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi
MĐ21
Thiết bị nhiệt gia dụng
MĐ22
Thực tập tốt nghiệp
06
320
0
310
Tổng
63
1580
379
1135
66
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động đào tạo
Số tuần thực hiện
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
1. Thời gian học tập
2. Sinh hoạt đầu khóa
3. Thi tốt nghiệp
4. Hoạt động ngoại khóa
5. Nghỉ hè, lễ, tết
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
rp Á
Tổng cộng
77
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.2.1. Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
- Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
- Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
4.2.2. Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun
- Thi kết thúc môn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút
- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.
- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút
- Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút
- Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 8 giờ
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Thi tốt nghiệp:
TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
Viết
120 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
180 phút
- Thực hành nghề nghiệp
Bài thi thực hành
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Trung cấp.