CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Kỹ thuật xây dựng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp.
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Người từ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề “kỹ thuật xây dựng”.
Thời gian đào tạo: 03 tháng.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
* Về kiến thức:
- Trình bày được nội dụng các bản vẽ thiết kế kiến trúc và kết cấu xây dựng,
- Hiểu được vai trò của phần mềm Autocad trong việc triển khai bản vẽ
- Gia công, lắp đặt được cốt thép cho các bộ phận kết cấu chính của công trinh
- Hiểu được phương pháp tính toán khối lượng và nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho các công tác xây dựng cơ bản
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
* Về kỹ năng:
- Đọc và hiểu các bản vẽ xây dựng
- Triển khai các bản vẽ đơn giản bằng phần mềm Autocad
- Gia công, lắp dựng được cốt thép cho một số bộ phận kết cấu của công trình
- Tính toán được khối lượng và nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho các công tác xây dựng cơ bản
* Về thái độ:
- Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được nhu cầu cập nhật kiến thức liên tục;
- Có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng pháp luật, trung thực, khách quan;
- Có trách nhiệm công dân, ý thức cộng đồng;
- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp;
- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công;
- Có ý thức chấp hành các nội quy, qui chế của đơn vị;
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có trách nhiệm với các công việc được giao và đối với các tổ, nhóm sản xuất
3. Cơ hội việc làm:
- Công nhân trên các công trường xây dựng
- Học liên thông lên bậc cao hơn.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 10 tuần
- Thời gian thực học: 300 giờ
- Thời gian ôn kiểm tra kết thúc các mô đun và thi tốt nghiệp: 25 giờ, trong đó thi tốt nghiệp: 03 giờ.
2. Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 300 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 75 giờ
- Thời gian học thực hành: 212 giờ
- Thời gian kiểm tra: 13 giờ
III. DANH MỤC SỐ LƯỢNG VÀ THỜI LƯỢNG CÁC MÔ ĐUN
Mã mô đun
Tên mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ01
Vẽ kỹ thuật
02
45
15
28
MĐ02
Đọc bản vẽ xây dựng
03
60
30
MĐ03
Autocad
90
86
04
MĐ04
Gia công lắp đặt cốt thép
27
MĐ05
Tiên lượng dự toán
43
Tổng
300
75
212
13
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP :
Quy trình đào tạo sơ cấp kỹ thuật xây dựng được thực hiện theo quy trình khép kín từ khâu tuyển sinh đến cấp phát bằng tốt nghiệp. Thực hiện chi tiết cụ thể theo quy trình đào tạo sau:
1. Mục đích:
Đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng có trình độ sơ cấp bậc 1, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về xây dựng; áp dụng được kiến thức để thực hiện công việc khi thi công công trình xây dựng.
2. Tuyền sinh trình độ sơ cấp:
- Căn cứ vào giấy phép đào tạo trình độ sơ cấp đã cấp phép, xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng đợt.
- Tổ chức tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đối tượng tuyển sinh đào tạo đúng quy định.
3. Thành lập lớp đào tạo trình độ sơ cấp:
- Căn cứ kết quả tuyển sinh, xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển đảm bảo đúng đối tượng;
- Thành lập các lớp đào tạo trình độ sơ cấp với số lượng đúng quy định, không quá 25 học sinh /lớp đối với nghề kỹ thuật xây dựng.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo sơ cấp:
- Căn cứ vào quyết định thành lập lớp, triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo và tiến độ đào tạo chi tiết cho lớp học; xây dựng kế hoạch giáo viên giảng dạy đúng theo quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Phân công giáo viên giảng dạy:
- Căn cứ kế hoạch và tiến độ đào tạo, khoa Xây dựng lựa chọn giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, tin học ngoại ngữ, kỹ năng nghề phù hợp với nghề kỹ thuật xây dựng, thực hiện công việc giảng dạy lớp học sơ cấp nghề kỹ thuật xây dựng đúng quy định.
6. Kế hoạch thi kết thúc khóa học:
- Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc môn học mô đun của lớp học, xây dựng và ban hành kế hoạch thi kết thúc khóa học sơ cấp nghề ;
- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư phục vụ kỳ thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp nghề.
7. Công nhận tốt nghiệp và cấp phát chứng chỉ sơ cấp:
- Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc khóa học. Hiệu trưởng quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp, nghề kỹ thuật xây dựng cho những học sinh đủ điều kiện.
- Phòng Kế hoạch Đào tạo thực hiện công việc sao lưu sổ sách theo mẫu quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô-đun gồm: điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và điểm kiểm tra kết thúc mô-đun.
- Thang điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 01 con số.
VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô-đun đào tạo; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô-đun đào tạo:
Chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp“kỹ thuật xây dựng” trình độ sơ cấp được thiết kế theo hướng tự chọn tập trung về kỹ thuật xây dựng cho các công trình xây dựng dân dụng vừa và nhỏ. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp.
Thời gian thực học của chương trình là 300 giờ trong đó lý thuyết là 75 giờ, thực hành là 212 giờ, kiểm tra 13 giờ.
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: nghề “Kỹ thuật xây dựng” với 05 mô- đun, cụ thể như sau:
- Mô đun 1: Vẽ kỹ thuật
Mô đun Vẽ kỹ thuật là mô đun cơ sở bắt buộc để thực hiện các môn học liên quan đến nghề Kỹ thuật xây dựng. Môn học này khái quát những kiến thức cơ bản về bản vẽ kỹ thuật.
- Mô đun 2: Đọc bản vẽ xây dựng
Mô đun đọc bản vẽ xây dựng là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong chương trình đào tạo nghề “Kỹ thuật xây dựng”, được học sau môn Vẽ xây dựng là cơ sở để học mô đun Gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, tiên lượng dự toán
- Mô đun 3: Autocad
Mô đun Autocad là mô đun chuyên môn bắt buộc của nghề “Kỹ thuật xây dựng”, giúp học viên có kỹ năng triển khai và hiệu chỉnh các bản vẽ đơn giản: mặt bằng, các chi tiết bố trí thép của kết cấu móng, cột, dầm, sàn
- Mô đun 4: Gia công, lắp đặt cốt thép
Mô đun Gia công, lắp đặt cốt thép là môn chuyên ngành bắt buộc của nghề “Kỹ thuật xây dựng”, giúp học viên có kỹ năng gia công cốt thép theo đúng bản vẽ thiết kế, đồng thời cũng giúp học viên có khả năng lắp dựng được cốt thép cho các kết cấu cơ bản của công trình: móng, cột, dầm, sàn.
- Mô đun 5: Tiên lượng dự toán
Mô đun Tiên lượng dự toán là môn chuyên ngành bắt buộc của nghề “Kỹ thuật xây dựng”, giúp học viên có kỹ năng tính toán được khối lượng cho các công tác xây lắp cơ bản, từ đó xác định được nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc mô đun và thi kiểm tra kết thúc khoá học:
STT
Mô đun kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Thời gian kiểm tra
1
Đọc bản vẽ XD
Gia công, lắp đặt cốt thép
Dự toán
120 phút
3. Các chú ý khác:
Chương trình dạy nghề “Kỹ thuật xây dựng” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương, trung tâm đào tạo hoặc các cơ sở dạy nghề có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm
tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học, phải tuân thủ theo quy định tại chương VI điều 24 đến điều 27 thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
VIII. YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:
Yêu cầu tối thiểu về giáo viên để giảng dạy trình độ sơ cấp nghề “Kỹ thuật xây dựng” phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
1. Giáo viên dạy sơ cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và tác phong nghề nghiệp quy định tại điều 4 thông tư số 40/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015.
2. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Kỹ thuật xây dựng” phải đảm bảo tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn phải có bằng từ trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với nghề.
3. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Kỹ thuật xây dựng” phải đảm bảo đạt về tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành.
4. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Kỹ thuật xây dựng” phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp hoặc có bậc thợ từ bậc 3/7 trở lên.
5. Giáo viên dạy nghề phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, hoặc bằng sư phạm kỹ thuật, hoặc sư phạm bậc 1 trở lên./.