CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên nghề đào tạo: Tin học văn phòng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
Đối tượng tuyển sinh: Nam/Nữ từ 15 tuổi trở lên;
Có trình độ văn hóa PTCS hoặc tương đương
Có đủ sức khỏe để học tập.
Số lượng môn học/ mô đun đào tạo: 04
Chứng chỉ sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
Kiến thức:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin;
- Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;
- Có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật in ấn;
- Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần mềm ứng dụng;
- Có đủ kỹ năng, trình độ để lắp ráp và cài đặt phần mềm máy tính;
- Khai thác và xử lý được thông tin trên Internet.
Kỹ năng:
- Thành thạo các ứng dụng cơ bản trong bộ MS Office (Word, Excel, PowerPoint) và biết cách in ấn;
- Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các tài liệu trên Internet;
- Tháo, lắp hoàn chỉnh được một bộ máy tính;
- Có khả năng làm việc độc lập trong công việc;
- Có khả năng tự nâng cao trình độ và học tiếp lên trình độ cao hơn.
Thái độ:
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
- Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Người học có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm vá nhân và một phần đối với nhóm;
- Người học có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc định sẵn;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông.
3. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề Tin học văn phòng được bố trí làm việc tại văn phòng, các phòng chuyên môn trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện...
- Giáo viên dạy tin học cho các trường phổ thông;
- Thư ký văn phòng;
- Giảng dạy, kèm cặp về văn phòng cho các bậc thấp hơn;
- Làm việc cho các công ty máy tính;
- Quản lý phòng Internet;
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 10 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 10 tuần
- Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc các mô đun và thi tốt nghiệp: 82 giờ, trong đó thi tốt nghiệp: 06 giờ.
2. Phân bổ thời gian thực học:
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 360 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 60 giờ;
- Thời gian học thực hành: 288 giờ.
- Thời gian kiểm tra: 12 giờ
III. DANH MỤC SỐ LƯỢNG VÀ THỜI LƯỢNG CÁC MÔ ĐUN:
Mã MH,
MĐ
Tên mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MH 01
Tin học đại cương
3
45
30
13
2
MH 02
Tin học văn phòng
5
210
173
7
MĐ 03
Internet
15
27
MH 04
Lắp ráp cài đặt máy tính
4
105
85
360
60
288
12
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Quy trình đào tạo sơ cấp “Tin học văn phòng” được thực hiện theo quy trình khép kín từ khâu tuyển sinh đến cấp phát bằng tốt nghiệp. Thực hiện chi tiết cụ thể theo quy trình đào tạo sau:
1. Mục đích:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về CNTT và năng lực làm việc cơ bản trên máy tính. Sau khi tốt nghiệp học sinh lắp ráp được máy tính, cài đặt được các phần mềm ứng dụng, thành thạo bộ phần mềm MS Office và khai thác được thông tin trên Internet.
2. Tuyển sinh:
- Căn cứ vào giấy phép đào tạo trình độ sơ cấp đã cấp phép, xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng đợt.
- Tổ chức tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Đối tượng tuyển sinh đào tạo đúng quy định.
3. Thành lập lớp:
- Căn cứ kết quả tuyển sinh, xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển đảm bảo đúng đối tượng;
- Thành lập các lớp đào tạo trình độ sơ cấp với số lượng đúng quy định, không quá 25 học sinh /lớp đối với nghề Tin học văn phòng.
4. Xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào quyết định thành lập lớp, triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo và tiến độ đào tạo chi tiết cho lớp học; xây dựng kế hoạch giáo viên giảng dạy đúng theo quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Phân công giáo viên giảng dạy:
- Căn cứ kế hoạch và tiến độ đào tạo, Bộ môn cơ bản lựa chọn giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng nghề phù hợp với nghề Tin học văn phòng, thực hiện công việc giảng dạy lớp học sơ cấp nghề đúng quy định.
6. Kế hoạch thi kết thúc khóa học:
- Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc môn học/ mô đun của lớp học, xây dựng và ban hành kế hoạch thi kết thúc khóa học sơ cấp nghề Tin học văn phòng;
- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư phục vụ kỳ thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp nghề Tin học văn phòng.
7. Công nhận tốt nghiệp và cấp phát chứng chỉ sơ cấp:
- Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc khóa học. Hiệu trưởng quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp, nghề Tin học văn phòng cho những học sinh đủ điều kiện.
- Phòng Kế hoạch Đào tạo thực hiện công việc sao lưu sổ sách theo mẫu quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
VI. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng môn học/ mô-đun gồm: điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và điểm kiểm tra kết thúc môn học/ mô-đun.
- Thang điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 01 con số.
VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô-đun đào tạo; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô-đun đào tạo:
Chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp “Tin học văn phòng” trình độ sơ cấp được thiết kế theo hướng tự chọn chuyên sâu về nghiệp vụ Tin học văn phòng. Khi học viên học đủ các môn học/ mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp.
Thời gian thực học của chương trình là 360 giờ trong đó lý thuyết là 60 giờ, thực hành là 288 giờ, kiểm tra 12 giờ. Ngoài ra còn bố trí 60 giờ cho ôn thi, kểm tra kết thúc khóa học, trong đó 06 giờ dành cho thi/kiểm tra thúc khóa học.
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: nghề “Tin học văn phòng ” với các môn học/ mô-đun, cụ thể như sau:
- MH 01: Tin học đại cương
- MH 02: Tin học văn phòng
- MĐ 03: Internet
- MH 04: Lắp ráp cài đặt máy tính
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc mô đun và thi kiểm tra kết thúc khoá học:
TT
Môn học/ đun kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Thời gian kiểm tra
1
Kiến thức nghề
Trắc nghiệm/ Tự luận
Từ 60 - 90 phút
Thực hành nghề
Từ 60 - 180 phút
3. Các chú ý khác:
Chương trình dạy nghề “Tin học văn phòng” có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương, trung tâm đào tạo hoặc các cơ sở dạy nghề có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khóa học, phải tuân thủ theo quy định tại chương VI điều 24 đến điều 27 thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
VIII. YÊU CẦU TỐI THIỂU VỀ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:
Yêu cầu tối thiểu về giáo viên để giảng dạy trình độ sơ cấp nghề “Tin học văn phòng” phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
1. Giáo viên dạy sơ cấp phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Tin học văn phòng” phải đảm bảo tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn phải có bằng từ trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với nghề.
3. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Tin học văn phòng” phải đảm bảo đạt về tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành.
4. Giáo viên dạy sơ cấp: nghề “Tin học văn phòng” phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp hoặc có bậc thợ từ bậc 3/7 trở lên.