CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề: Tiếng Hàn Quốc
Mã ngành, nghề: 6220211
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
I. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cao đẳng ngành /nghề “Tiếng Hàn Quốc” nhằm đào tạo nhân lực có đủ kiến thức, kỹ năng thực hành tốt, có phẩm chất đạo đức chính trị, nhân cách sư phạm, sức khoẻ để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực sử dụng tiếng Hàn. Ngoài kiến thức nền và kiến thức chung của ngành ngôn ngữ học, kiến thức về kinh tế - văn hoá, địa lý - lịch sử của Hàn Quốc, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu tiếng Hàn ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết, các nghiệp vụ biên phiên dịch. Ngoài ra, sinh viên được học tiếng Hàn dùng trong hành chính - văn phòng, du lịch, thương mại nghiệp vụ thư ký, bất động sản, quản lý nhà hàng, tin học
Người học có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành/nghề “Tiếng Hàn Quốc” có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành nghề vững vàng theo định hướng ngành/nghề được đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế với các yêu cầu cụ thể như sau:
1.1. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Vận dụng kiến thức về tiếng Hàn sơ cấp, tiếng Hàn giao tiếp, tiếng Hàn trung cấp và nghiệp vụ biên - phiên dịch tiếng Hàn.
+ Tổng hợp kiến thức về tiếng Việt thực hành, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc
+ Áp dụng được kiến thức tương đương năng lực tiếng Hàn Quốc tế cấp 3 của Viện Quốc gia Giáo dục quốc tế - cơ quan thực hiện trách nhiệm trực thuộc bộ giáo dục, khoa học công nghệ Hàn Quốc
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Có khả năng hiểu được cách nói, cách viết trong các tình huống cụ thể, cũng như có thể thực hiện các bài viết để trình bày, tổng hợp, nghiên cứu... liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ Nắm được những kiến thức cơ bản quan trọng về những đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Hàn Quốc như: kiến thức về ngữ âm (hệ thống âm, nhịp, trọng âm...), kiến thức về từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Hàn Quốc (phân loại theo cấu tạo, nguồn gốc, từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa...) và kiến thức về ngữ pháp tiếng Hàn Quốc.
+ Có kiến thức về kỹ năng giao tiếp cũng như văn hóa ứng xử với người Hàn Quốc nói chung và giao tiếp trong văn phòng nói riêng;
+ Nắm được các kiến thức cơ bản về đất nước con người, xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của người Hàn Quốc;
+ Có hiểu biết về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của Hàn Quốc.
- K ỹ năng :
+ Nghe - nói - đọc - viết tiếng Hàn từ sơ cấp đến cao cấp;
+ Kỹ năng nói chuyện và trả lời điện thoại bằng tiếng Hàn;
+ Kỹ năng viết mail và trả lời mail bằng tiếng Hàn;
+ Kỹ năng dịch thuật (Việt - Hàn, Hàn - Việt);
+ Kỹ năng soạn thảo văn bản bằng tiếng Hàn;
+ Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
+ Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo;
+ Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và đặc biệt là kỹ năng tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
+ Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
+ Có khả năng ghi nhớ thông tin và truyền đạt lại thông tin của phát ngôn một cách chính xác và dễ hiểu trong hoạt động phiên dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại;
+ Có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ, kỹ thuật liên quan trong biên dịch và phiên dịch;
+ Có khả năng xử lí về mặt tâm lý nghề nghiệp khi tham gia các hoạt động phiên dịch;
+ Có khả năng xử lí và biên tập các bản dịch trong hoạt động biên dịch; Có kỹ năng xem xét một yêu cầu phiên dịch hoặc một hợp đồng dịch để quyết định có đảm nhận thực thi công việc đó hay không;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp.
1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền;
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Cơ hội việc làm:
Hoàn thành chương trình đào tạo ngành/nghề “Tiếng Hàn Quốc”, với năng lực chuyên môn, khả năng ngoại ngữ tốt, sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin tham gia thị trường lao động hội nhập với nhiều cơ hội như:
+ Làm công việc biên phiên dịch, lễ tân, điều hành du lịch, hướng dẫn du lịch, phòng vé tại các công ty du lịch, khách sạn nhà hàng, các cơ quan thông tấn - truyền hình
+ Làm nhân viên văn phòng, nhân viên tổ chức sự kiện, quản lý dự án, trợ lý thư ký, nhân viên văn thư lưu trữ soạn thảo văn bản hoặc các công tác liên quan trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước có sử dụng tiếng Hàn.
+ Mở và quản lý doanh nghiệp dịch thuật hoặc du lịch riêng.
+ Làm giáo viên ngoại ngữ giảng dạy môn Tiếng Hàn
+ Học liên thông lên hệ đại học tại các trường đại học của Hàn Quốc và Việt Nam.
II. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 41
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2510 giờ
- Khối lượng các mô đun chung/đại cương: 435 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2075 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 820 giờ; Thực hành, thực tập: 1690 giờ
III. Nội dung chương trình:
Mã
MH/MĐ
Tên mô đun/ mô đun
Số tín chỉ
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý ' thuyết
Thực hành, bài tập
Kiểm tra
I
Các môn học chung
18
435
157
255
23
MH 01
Giáo dục Chính trị
3
75
41
29
5
Số tín
chỉ
Lý , thuyết
Kiểm
tra
MH 02
Pháp luật
2
30
10
MH 03
Giáo dục thể chất
60
51
4
MH 04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
36
35
MH 05
Tin học
15
58
MH 06
Ngoại ngữ (Anh văn)
120
42
72
6
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
86
2075
663
1242
170
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
17
375
129
218
28
MH7
Kỹ năng mềm
43
MĐ8
Nghe tiếng Hàn 1
45
26
MĐ9
Nói tiếng Hàn 1
MĐ10
Đọc tiếng Hàn 1
MĐ11
Viết tiếng Hàn 1
MĐ12
Thực hành tiếng Hàn 1
0
MH13
Dẫn luận ngôn ngữ
MH14
Marketing căn bản
II.2.
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
63
1610
450
1024
136
MĐ15
Nghe tiếng Hàn 2
MĐ16
Nói tiếng Hàn 2
MĐ17
Đọc tiếng Hàn 2
MĐ18
Viết tiếng Hàn 2
MĐ19
Thực hành tiếng Hàn 2
MĐ20
Nghe tiếng Hàn 3
MĐ21
Nói tiếng Hàn 3
MĐ22
Đọc tiếng Hàn 3
MĐ23
Viết tiếng Hàn 3
MĐ24
Thực hành tiếng Hàn 3
MĐ25
Nghe tiếng Hàn 4
MĐ26
Nói tiếng Hàn 4
MĐ27
Đọc tiếng Hàn 4
MĐ28
Viết tiếng Hàn 4
MĐ29
Thực hành tiếng Hàn 4
MĐ30
Thực hành văn bản Tiếng Việt
39
MĐ31
Ngữ pháp tiếng Hàn nâng cao
MĐ32
Đàm thoại văn hóa - xã hội Hàn Quốc 1
MĐ33
Đàm thoại văn hóa - xã hội Hàn Quốc 2
MĐ34
Đọc hiểu văn hóa - xã hội Hàn Quốc
1
MĐ35
Đọc hiểu văn hóa - xã hội Hàn Quốc 2
MĐ36
Nghe hiểu văn hóa - xã hội Hàn Quốc
MH37
Quản trị doanh nghiệp
MH38
Kinh tế thương mại
MĐ39
Thực tập tốt nghiệp
8
440
400
40
II.3.
Các mô đun tự chọn (Sinh viên chọn thêm 2 trong số 5 mô đun)
90
84
MH40
Kinh tế học căn bản
MH41
Tài chính - Tiền tệ
MH42
Bảo hiểm
MH43
Kinh tế quốc tế
MH44
Thanh toán và tín dụng Quốc tế
Tổng cộng:
104
2510
820
1497
193
IV. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
4.1. Các mô đun chung
Thực hiện theo đúng các chương trình mô đun hiện hành do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc phối hợp với Bộ/ ngành liên quan tổ chức xây dựng và ban hành.
4.2. Các mô đun tự chọn
Chương trình có 5 mô đun/ mô đun tự chọn, mỗi mô đun/ mô đun 3 tín chỉ (45 giờ). Sinh viên phải chọn 2 mô đun/ mô đun trong tổng số 6 mô đun/ mô đun, tương đương với thời lượng là 6 tín chỉ.
4.3. Cách thức tổ chức đào tạo
Chương trình đào tạo có thể tổ chức đào tạo theo niên chế hoặc tích luỹ mô đun/tín chỉ do Hiệu trưởng quyết định cho từng lớp học, từng khoá học hoặc từng ngành học.
4.4. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nhà trường dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
- Quản lý, giáo dục sinh viên ngoài giờ;
- Tổ chức cho sinh viên tới thăm quan, tìm hiểu tại một số doanh nghiệp liên quan phù hợp với nghề đào tạo;
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,... các câu lạc bộ ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn: ngày quốc khánh 2/9, ngày giải phóng thủ đô 10/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đảng 03/02, ngày thành lập Đoàn 26/03, ngày chiến thắng 30/04 và quốc tế lao động 1/5, ngày sinh Hàn Bác 19/05.
- Mặt khác có thể tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai - lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, tổ chức giao lưu kết nghĩa giữa Nhà trường với địa phương...
4.5. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
- Thi kết thúc môn học, mô đun thực hiện đối với tất cả các môn học, mô đun sau khi kết thúc môn học, mô đun.
- Thời gian tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun phải thực hiện theo điều 12, của Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
- Hình thức thi kết thúc môn học, mô đun được qui định cụ thể trong chương trình môn học, mô đun theo những hình thức sau:
+ Tự luận / Vấn đáp / Thực hành
+ Tự luận + Thực hành
+ Tự luận + Trắc nghiệm
+ Vấn đáp + Thực hành
(Tùy theo tính chất của môn học, mô đun)
- Thời gian làm bài:
+ Lý thuyết: từ 60 - 120 phút; trường hợp thi vấn đáp: 20 phút chuẩn bị + 15 phút trả lời.
+ Thực hành: từ 2 - 4 giờ
- Cách tính điểm được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng mô đun trong chương trình môn học, mô đun và được thống nhất như sau:
+ Điểm quá trình (QT) là điểm trung bình cộng của các điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ có trọng số 0,4 (40%), trong đó:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (TX) có hệ số 1 (là các điểm do giảng viên kiểm tra đột xuất hoặc chấm điểm bài tập, thảo luận, tiểu luận...) và được tính trung bình các lần kiểm tra để lấy 1 đầu điểm.
+ Điểm kiểm tra định kỳ (ĐK) có hệ số 2 (là điểm của các bài kiểm tra được quy định trong chương trình mô đun), số lượng tối thiểu 01 điểm cho những môn học, mô đun có số lượng tín chỉ <=3, tối thiểu 02 đối với những môn học, mô đun có số lượng tín chỉ >3
+ Điểm QT = điểm trung bình cộng của điểm thường xuyên và điểm định kỳ
+ Điểm thi kết thúc mô đun (T): có trọng số 0,6 (60%)
+ Điểm tổng kết mô đun (Điểm TK) = 0,4*QT + 0,6*T
4.6. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
4.6.1. Đối với đào tạo theo niên chế
- Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
- Hình thức và thời gian thi:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
Chính trị
Viết
120 phút
Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
Thực hành nghề nghiệp
Thực hành
180 - 240 phút
- Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành cho người học.
4.6.2. Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun /tín chỉ
- Người học phải học hết chương trình đào tạo và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
- Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp, cấp bằng cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành cho người học.
4.7. Các chú ý khác
- Mô đun bắt buộc là mô đun chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
- Mô đun tự chọn là mô đun chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số mô đun quy định cho mỗi chương trình.
- Chương trình cần được thực hiện nghiêm túc đảm bảo tổng số tiết học theo quy định. Thứ tự giảng dạy các mô đun mô đun phải thoả mãn điều kiện tiên quyết và vị trí mô đun (mô đun tiên quyết là đăng ký môn học, mô đun trước thì được đang ký môn học, mô đun tiếp theo).
- Kết quả của các mô đun Giáo dục quốc phòng - An ninh và Giáo dục thể chất không tính vào điểm trung bình chung của học kỳ, năm học, trung bình chung tích luỹ và xếp loại tốt nghiệp của sinh viên, nhưng là một trong những điều kiện để xét dự thi tốt nghiệp và xét tốt nghiệp. Kết thúc mô đun Giáo dục quốc phòng - An ninh nếu đạt yêu cầu thì người học được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - An ninh.
- Một giờ học thực hành/ tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.
- Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.
- Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.