CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Kế toán ngân hàng
Mã ngành, nghề: 6340305
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 30 tháng
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân Kế toán ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để người học có thể có khả năng thực hiện hiệu quả các nghiệp vụ Kế toán tại các ngân hàng thương mại. Trang bị kiến thức về ngân hàng cho sinh viên có nhu cầu làm việc trong ngành Tài chính, Ngân hàng; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính - tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghề kế toán ngân hàng;
+ Vận dụng được tin học, ngoại ngữ vào thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng;
+ Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn;
+ Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hoạt động của từng loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại các ngân hàng;
+ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng.
- Kỹ năng:
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán trong hoạt động ngân hàng;
+ Sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
+ Lập được các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính của ngân hàng;
+ Tổ chức được công tác kế toán phù hợp với từng loại hình ngân hàng và tổ chức tín dụng;
+ Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân hàng;
+ Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán của ngân hàng;
+ Tập hợp và cung cấp được thông tin kinh tế về hoạt động thương mại - dịch vụ phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở ngân hàng;
+ Có khải năng làm viêc đôc lâp, to chức làm viêc theo nhom hiêu quả;
+ Khải năng tứ tim viêc làm, tứ tào viêc làm hoăc tiếp tuc học lên trình đô cao hơn sau khi tốt nghiêp.
- Thái độ:
Có đạo đức, trung thực; có trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo; có ý thức và năng lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giào.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Làm nhân viên kế toàn ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, càc tô chức tin dụng và kế toàn kho bàc, nhân viên nhân viên quàn lý nghiêp vu kho quỹ ngân hàng, kho bàc, nhân viên marketing ngân hàng.
- Làm việc tại phong kế toàn trong các doành nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội.
- Học liên thông lên bậc Đại học.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 29
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 120 tín chỉ (2.820 giờ)
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 18 tín chỉ (435 giờ)
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 102 tín chỉ (2.385 giờ)
- Khối lượng lý thuyết: 855 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.965 giờ
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
- Có kiến thức thực tế và lý thuyết chuyên sâu của nghề Kế toán tại các ngân hàng thương, có khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và tâm huyết với nghề; bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính chủ động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc Kế toán ngân hàng.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện phần kiến thức còn lại để đạt chuẩn theo qui định)
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. (Ngoài 08 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Mã MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý
thuyết
Thực
hành/thực tập
Kiểm tra
I
Các môn học chung/đại cương
18
435
105
304
26
MH01
Chính trị
3
75
15
57
MH02
Pháp luật
2
45
28
MH03
Tin học
5
120
30
85
MH 04
Tiếng anh 1
4
90
52
8
MH05
Tiếng anh 2
82
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
102
2.385
750
1.549
86
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
10
210
106
14
MĐ 06
Pháp luật kế toán
27
MĐ 07
Kinh tế vi mô
MĐ 08
Lý thuyết tài chính tiền tệ
MĐ 09
Nguyên lý kế toán
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
92
2.175
660
1.443
72
MĐ 10
Kế toán doanh nghiệp
6
60
56
MĐ 11
Tài chính doanh nghiệp
MĐ 12
Nghiệp vụ kho quỹ
MĐ 13
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
135
84
MĐ 14
Kế toán ngân hàng I
MĐ 15
Kế toán ngân hàng II
MĐ 16
Kế toán quỹ tín dụng
MĐ 17
Thực hành kế toán ngân hàng
1
MĐ 18
150
115
MĐ 19
Thuế nhà nước
MĐ 20
Kiểm toán
MĐ 21
Tín dụng ngân hàng
MĐ 22
Thị trường chứng khoán
MĐ 23
Thanh toán quốc tế
MĐ 24
Marketing ngân hàng
MĐ 25
Lập và phân tích dự án
MĐ 26
Phân tích hoạt động kinh doanh
MĐ 27
Kế toán kho bạc
MĐ 28
Thực tập nghề nghiệp
180
0
177
MĐ 29
Thực tập tốt nghiệp
225
224
Tổng
2.820
855
1.853
112
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động đào tạo
Số tuần thực hiện
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
1. Thời gian học tập
91
2. Sinh hoạt đầu khóa
02
3. Thi tốt nghiệp
03
4. Hoạt động ngoại khóa
5. Nghỉ hè, lễ, tết
22
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
05
Tổng cộng
129
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.2.1. Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
- Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
- Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
4.2.2. Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun
- Thi kết thúc môn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút
- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.
- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút
- Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút
- Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 4 giờ
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Thi tốt nghiệp:
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
Thi viết
90 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
120 phút
- Thực hành nghề nghiệp
180 phút
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành.