CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề đào tạo: Điện dân dụng
Mã ngành, nghề: 6520226
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 30 tháng
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình cao đẳng chính quy ngành Điện dân dụng được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành Điện dân dụng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Trình bày được tính chất, công dụng, ký hiệu và phạm vi sử dụng của kim loại và hợp kim; dây dẫn, dây cáp, dây điện từ; vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ thường dùng trong ngành điện dân dụng;
+ Trình bày được nguyên lý cấu tạo, tính năng, công dụng và cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ đo, các khí cụ điện hạ thế điều khiển bằng tay; khí cụ bảo vệ, khống chế và điều khiển gián tiếp trong lĩnh vực điện dân dụng;
+ Trình bày được các khái niệm cơ bản và sơ đồ của các mạch điện tử cơ bản thường dùng trong các thiết bị điện gia dụng;
+ Trình bày được nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của các loại cảm biến, các mạch dao động, mạch logic tuần tự, mạch nhớ và mạch chuyển đổi A/D - D/A;
+ Trình bày được phương pháp tính toán tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt, phụ tải của một căn hộ;
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp lắp đặt và quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhiệt gia dụng, máy biến áp một pha, máy phát điện điện xoay chiều đồng bộ một pha, động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) ba pha, một pha;
+ Trình bày được cách sử dụng các phần mềm vẽ mạch điện với sự trợ giúp của máy vi tính, phương pháp thiết kế mạng điện dân dụng;
+ Trình bày được các khái niệm về công tác tổ chức sản xuất và quản lý xí nghiệp vừa và nhỏ;
+ Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn điện và phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động; phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
+ Trình bày được khái niệm cơ bản, công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại thiết bị điện sử dụng trong nghề Điện dân dụng;
+ Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện dân dụng và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện;
+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế và lắp đặt phụ tải cho một căn hộ;
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề, trình độ B Tin học.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo điện và không điện;
+ Sơ cứu được nạn nhân bị tai nạn lao động, bị điện giật;
+ Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa được hệ thống điện dân dụng và các thiết bị điện gia dụng như: Hệ thống điện căn hộ, bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng, lò vi sóng, máy giặt, máy bơm nước, máy phát điện một pha;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị nhiệt gia dụng và lắp đặt bảo dưỡng các thiết bị lạnh gia dụng;
+ Thiết kế được mạng điện chiếu sáng dân dụng;
+ Lắp đặt, vận hành và sửa chữa được nhà thông minh;
+ Thi công được các công trình chiếu sáng dân dụng;
+ Tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
+ Lắp đặt được hệ thống điện cho căn hộ đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành được các thiết bị điện dân dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn;
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra điện và phát hiện kịp thời, sửa chữa tốt các sự cố về điện;
+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bị có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
+ Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
+ Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm;
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.
- Chính trị, đạo đức:
+ Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức các hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
+ Tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt dễ làm việc trong cả điều kiện khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời, trên cao đảm bảo an toàn lao động, cũng như có đủ tự tin, kỷ luật để làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài;
+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
+ Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc tập thể;
+ Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên trong nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh;
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện dân dụng và gia dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điều khiển và cảnh báo dân dụng;
- Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện nhà thông minh;
- Thiết kế, giám sát, thi công các mạng điện chiếu sáng, mạng điện dân dụng, mạng điện công nghiệp và tự động hóa;
- Tư vấn các sản phẩm về điện, điện tử và tự động hóa;
- Tổ chức hoạt động kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực thiết bị điện dân dụng.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU VỀ VỀ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP.
2.1. Khối lượng kiến thức
- Số lượng môn học, mô đun: 32
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2520 giờ.
- Khối lượng học các môn chung/đại cương: 435 giờ.
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2085 giờ.
- Khối lượng lý thuyết: 607 giờ, Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1913 giờ.
2.2. Yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
- Sử dụng thành thạo các loại thiết bị đo lường điện: Đồng hồ đo vạn năng, oát kế.
- Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp các thiết bị điện trong dân dụng.
- Kiểm tra đánh giá được chất lượng các loại thiết bị điện trước khi đưa vào vận hành, sản xuất.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, khả năng tiếp thu nhanh các chuyên ngành dân dụng và các chuyên ngành khác như điện công nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo thiết bị chính xác...
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản: Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ thông tin và truyền thông (Ngoài 05 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt đúng chuẩn theo qui định)
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 theo Thông tư 01/2014/BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Ngoài 08 tín chỉ được học trong chương trình đào tạo, người học phải tự hoàn thiện kiến thức để đạt chuẩn theo qui định)
3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mã
MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành/ thực tập/thí nghiệm
Kiểm
tra
I
Các môn học chung/đại cương
20
435
157
255
23
MH01
Chính trị
4
75
41
29
5
MH02
Pháp luật
2
30
18
10
MH03
Giáo dục thể chất
60
51
MH04
Giáo dục quốc phòng - An ninh
36
35
MH05
Tin học
3
15
58
MH06
Tiếng Anh
120
42
72
6
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
77
2085
450
1559
76
II.1
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
22
165
250
MĐ07
An toàn lao động
02
MĐ08
Mạch điện
45
28
MĐ09
Vẽ kỹ thuật
03
MĐ10
Vẽ điện
MĐ11
Vật liệu điện
MĐ12
Khí cụ điện hạ thế
MĐ13
Kỹ thuật điện tử cơ bản
04
90
56
MĐ14
Động cơ đốt trong
MĐ15
Nguội cơ bản
II.2
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
55
1650
285
1309
MĐ16
Đo lường điện và không điện
MĐ17
Máy biến áp
57
MĐ18
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha
105
86
MĐ19
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha
MĐ20
Máy phát điện xoay chiều đồng bộ một pha
MĐ21
Động cơ điện vạn năng
MĐ22
Mạch điện chiếu sáng cơ bản
MĐ23
Thiết kế mạng điện dân dụng
MĐ24
Hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi
MĐ25
Kỹ thuật xung
43
MĐ26
Kỹ thuật số
MĐ27
Kỹ thuật cảm biến
MĐ28
Thiết bị lạnh gia dụng
MĐ29
Thiết bị nhiệt gia dụng
MĐ30
Lập trình PLC
MĐ31
Mạch điện dân dụng tự động điều khiển và bảo vệ
MĐ32
Thực tập sản xuất
08
480
0
470
Tổng
97
2520
607
1814
99
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động đào tạo
Số tuần thực hiện
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
1. Thời gian học tập
84
2. Sinh hoạt đầu khóa
05
3. Thi tốt nghiệp
4. Hoạt động ngoại khóa
5. Nghỉ hè, lễ, tết
6. Lao động công ích
7. Dự trữ
06
Tổng cộng
124
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
4.2.1. Tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
- Cuối mỗi học kỳ, Hiệu trưởng tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính; ngoài ra, Hiệu trưởng có thể tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun vào thời điểm khác cho người học đủ điều kiện dự thi;
- Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
4.2.2. Thời lượng bài kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô đun
- Thi kết thúc môn học, mô đun lý thuyết: Từ 60 đến 90 phút
- Thi với hình thức trắc nghiệm: Không quá 45 phút.
- Thi vấn đáp: Không quá 45 phút
- Thi trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức, tối đa: 120 phút
- Bài kiểm tra kết thúc học phần thực hành: Không quá 16 giờ
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Thi tốt nghiệp:
TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Viết
Không quá 120 phút
Kiến thức, kỹ năng nghề:
- Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp
Không quá 180 phút
- Thực hành nghề nghiệp
Bài thi thực hành
Không quá 24 giờ
- Xét công nhận tốt nghiệp
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.